Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu vè bệnh trĩ ngoại
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là sự sưng lên bất thường của các mạch máu ở vùng trực tràng tạo thành các búi trĩ. Kích thước của các búi này thường dao động từ 1 hạt đậu đến to bằng quả táo tầu và có thể xuất hiện cả trong và ngoài hậu môn.
Bệnh trĩ có thể gây ra ngứa ngáy khó chịu thậm chí có thể gây ra đau đớn, gây chảy máu trực tràng mỗi lần đi cầu, gây bất tiện cho người bị bệnh trĩ.
2. Tại sao bệnh trĩ lại dễ gặp khi mang thai:
Vì nhiều lý do, mang thai làm cho bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh trĩ. Khi mang thai, tử cung phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch lớn phía bên phải của cơ thể tiếp nhận máu từ chi dưới. Điều này là chậm sự tuần hoàn máu ở nửa dưới cơ thể, khiến cho các tĩnh mạch nửa dưới nhất là ở vùng hậu môn bị giãn và sưng nhiều hơn.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai, sự gia tăng hormone progesterone gây ra ức chế các tĩnh mạch cũng như làm chậm chức năng đường ruột làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cho bà bầu.
3. Chữa trị bệnh trĩ cho bà bầu:
Nếu bị bệnh trĩ khi mang thai, bà bầu nên có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh hoa quả, cung cấp vừa đủ chất đạm và khoáng chất. Bên cạnh việc giữa vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn thì nên áp dụng các cách chữa trị bệnh trĩ ngay tại nhà với những nguyên liệu dễ kiếm như dầu dừa, rau diếp cá, khoai lang, lá thiên lý, lá vông,....
Gửi bình luận của bạn