Bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản không phải là căn bệnh hiếm thấy ở Việt Nam, hiện nay nó đang rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Cùng Chuyên Khoa Nội Tiêu Hóa tìm hiểu về bệnh và cách để chữa trị nó nhé.

Xem thêm: Bệnh dạ dày - Bệnh đau dạ dày và cách chữa trị

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì ?

Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản tên gọi tiếng anh là Gastroesophageal reflux disease (GERD). Nguyên nhân bệnh do các axit dịch trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản qua lỗ tâm vị, ăn mòn vào lớp niêm mạc thực quản. Nguy cơ dẫn đến một số bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Hiện nay số người mắc bệnh này ở Việt Nam cũng khá cao, lên đến 14 triệu người và còn có xu hướng tăng. Cho nên, việc tìm hiểu và phòng tránh bệnh là một điều rất cần thiết.

bệnh trào ngược dạ dày thực quản                            Sơ đồ bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Ợ chua, ợ hơi

Khi các axit, dịch vị trong dạ dày trào lên thực quản và đôi khi cả cuống họng, sẽ gây ợ chua, ợ hơi rất nhiều. Lưu ý, ợ hơi xảy ra khi ăn no là một điều rất bình thường trong quá trình chuyển hóa thức ăn. Nhưng nếu nó xảy ra khi đói hoặc xa bữa ăn thì rất có nguy cơ đó là dấu hiệu của bệnh trào ngược thực quản dạ dày.

Ợ nóng

Các axit và dịch vị ở lại trong dạ dày, tác động lên niêm mạc dạ dày gây ra triệu chứng ợ nóng, nóng rát vùng thượng vị có khi lan cả ra vùng ngực (quanh vùng xương ức), sau lưng và cổ họng. Đây là một triệu chứng điển hình nhất của trào ngược dạ dày thực quản.

bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Đau, tức ngực

Có một đoạn thực quản chạy qua ngực nên khi các axit, dịch vị tác động vào niêm mạc thực quản sẽ gây ra cảm giác đau ngực, tức ngực, ngực bị đè nén... các cơn đau này có thể kéo dài tùy vào nồng độ axit trào vào thực quản. Độ mạnh nhẹ có thể thay đổi bất cứ lúc nào mà bạn khó có thể lường trước được.

Buồn nôn, nôn mửa

Các dịch vị, axit trào lên thực quản và lên cả cổ họng là tác nhân gây ra khó chịu ở cổ, buồn nôn và dễ nôn mửa. Khi bệnh nặng hơn còn gây trào ngược thức ăn từ dạ dày nên thực quản và nôn mửa. Triệu chứng này xảy ra ở một khoảng thời gian ngắn sau khi ăn thì nguy cơ cao bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày.

Ra nhiều nước bọt

khi axit bị trào lên thực quản, thì cơ thể sẽ tự riết ra nhiều nước bọt để trung hòa lượng axit đó. Đây cũng là một dạng khác của chứng ợ nóng, thông thường triệu chứng này sẽ gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh.

Đắng miệng

Triệu chứng này do các dịch mật gây ra, các dịch mật này vì một số nguyên nhân như rối loạn thần kinh thực vật, lỗ môn vị hoạt động không bình thường nên bị trào ngược vào dạ dày. Các dịch mật này theo các axit và dịch vị trào lên thực quản và miệng gây ra cảm giác đắng miệng.

Khàn họng, đau họng, ho, khó nuốt

Các axit trào lên thực quản, gây tác động xấu đến dây thanh quản, lâu dần bị tổn thương dẫn đến bệnh nhân bị đau họng, khàn họng và ho.

Nhiều trường hợp các axit còn trào ngược lên cả cuống họng và gây tổn thương cho nó. Dẫn tới triệu chứng khó nuốt của bệnh nhân.

Để chẩn đoán bệnh trào ngược thực quản dạ dày chuẩn xác nhất, bạn hãy xem xét thật kĩ các triệu chứng trào ngược dạ dày  trên và kết hợp chúng lại với nhau để có được kết quả chính xác nhất.

Cách chữa trị bệnh trào ngược thực quản dạ dày

Chữa trị bằng phương pháp tây y

trào ngược thực quản dạ dày                 Thuốc tây y sẽ giúp trị bệnh trào ngược dạ dày nhanh hơn

Bệnh trào ngược dạ dày có thể điều trị bằng một số loại thuốc tây y như là :

Thuốc kháng axit: Tên của thuốc cũng đã nói lên chức năng của nó, loại thuốc này dùng để kháng axit trong thực quản vì thuốc có tính kiềm làm trung hòa axit. Giúp bệnh khỏi nhanh hơn, thuốc này do không hấp thụ vào máu nên ít gây ra tác dụng toàn thân.

Thuốc kháng H2: có tác dụng giảm triệu chứng ợ nóng, thuốc có thể dùng chung với thuốc kháng axit để tăng hiệu quả.

Một số loại thuốc kháng H2 như: Cimetidin, Ranitidine, Nizatidine, Famotidine...các bạn có thể dễ dàng mua ở khắp các hiệu thuốc trên cả nước.

Thuốc Metoclopramid

Thuốc này có tác dụng rất tốt, tăng cường mở môn vị, giảm thiểu trào ngược dạ dày. Nhưng nó có tác dụng phụ là gây buồn ngủ.

Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc làm giảm ợ nóng và chữa lành thực quản rất tốt nhờ ức chế được các axit, dịch vị. Thuốc này ức chế enzym của tế bào thành dạ dày.

Lưu ý: thuốc ức chế bơm proton chỉ dùng khi triệu chứng của bệnh diễn biến xấu đi và nặng thêm hoặc khi có các biến chứng loét, hẹp, chảy máu dạ dày đã được xác định bằng nội soi. Một số loại thuốc ức chế proton tiêu biểu: omeprazol, esomeprazol, lansoprazol, pantoprazol...

Chữa trị bằng phương pháp đông y

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu chữa bằng phương pháp đông y thì sẽ cần thời gian và sự kiên trì, nhưng thay vào đó, khi chịu khó chữa trị bệnh có thể khỏi tận gốc và không gây ra tác dụng phụ. Hầu hết những bài thuốc đông y đều sử dụng các nguyên liệu trong thiên nhiên nên rất tốt cho sức khỏe trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số bài thuốc đông y tiêu biểu chữa trào ngược dạ dày:

Bài số 1:

Nguyên liệu: 30g mang tiêu, 30g hậu phác, 30g chỉ thực, 30g đại hoàng.

Cách làm: Các bạn sắc mỗi ngày 1-2 thang rồi uống 2 lần một ngày sau bữa ăn.

Bài số 2: 

Nguyên liệu: hạt sen 20g, chỉ xác 8g, bạch biển đậu 20g, thảo tuyết minh (sao vàng) 16g, mẫu lệ chế 16g, hậu phác 10g, đại táo 5 quả, trần bì 12g, cam thảo 12g, bạch linh 10g, bán hạ 10g, long nhãn 16g, phòng xâm 16g.

Cách làm: Đem thang thuốc trên đi sắc, chia ra 2 ngày uống một thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.

Hãy kiên trì với phương pháp đông y này vì nó sẽ giúp bạn trị từ nguyên căn của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

 

 

 

Gửi bình luận của bạn

đọc tiếp tin khác

Bệnh dạ dày